Đánh chắn – tìm hiểu luật chơi chắn toàn tập từ A-Z

Đánh chắn vốn là bộ môn chơi game giải trí gắn liền với dân gian Việt Nam. Vậy hình thức chơi game này được chơi như thế nào, cách đánh, luật đánh, luật tính điểm ra sao. Cùng game hot tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

1. Lịch sự phát triển của bộ môm Đánh Chắn 

Môn Chắn được người Việt sáng tạo từ bài Tổ Tom gồm chắn bí tứ (chơi 4 người) và chắn bí ngũ (chơi 5 người). Đây là một trò chơi “dân gian” yêu thích của cư dân Việt thuộc các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh…

Ngày nay hình thức chơi còn phổ biến nhất là Tổ tôm và chắn bí ngũ và chơi chủ yếu ở những người già. Hình thức chơi không quá phức tạp nhưng độ hấp dẫn cũng rất cao.

Đánh chắn dân gian
Đánh chắn dân gian

Bộ bài chắn  : Trước đây nếu muốn chơi chắn cần phải mua 1 bộ bài tổ tôm rồi lực bớt đi hàng yêu gồm lão, thang và hàng nhất gồm nhất vạn, nhất văn, nhất sách.

Ngày nay theo nhu cầu của thị trường thì xuất hiện những bộ bài chắn có sẵn gồm có 100 quân bao gồm :

  • Quân hàng yêu ( Chi Chi ) x4 quân
  • Quân hàng nhị (nhị vạn, nhị sách, nhị văn) x4 quân
  • Quân hàng tam (tam vạn, tam sách, tam văn) x4 quân
  • Quân hàng tứ (tứ vạn, tứ sách, tứ văn) x4 quân
  • Quân hàng ngũ (ngũ vạn, ngũ sách, ngũ văn) x4 quân
  • Quân hàng lục (lục vạn, lục sách, lục văn) x4 quân
  • Quân hàng thất (thất vạn, thất sách,thất văn) x4 quân
  • Quân hàng Bát (bát vạn, bát sách,bát văn) x4 quân
  • Quân hàng cửu (cửu vạn, cửu sách, cửu văn) x4 quân

Mỗi một quân bài chia ra 2 phần là chữ và hình ảnh. Phần chữ lại gồm 1 chữ thể hiện hàng ở phía bên phải, 1 chữ thể hiện chất ở phía bên trái. Phần hình ảnh để thể hiện các nhân vật sự kiện trong dân gian, khi làm quen với bộ bài này ta sẽ thấy như có một xã hội thu nhỏ trong đó.

Để phân biệt từng quân bài trong bộ chắn ta có thể nhìn hình tượng mặt quân hoặc dựa vào chữ ở đầu mỗi quân bài.

Chữ ở bên phải thể hiện các hàng :

Chữ phía bên trái thể hiện các chất :

Để có thể thuận tiện trong việc ghi nhớ quân bài mà không biết chữ Trung Quốc thì người chơi chắn thường truyền nhau câu khẩu quyết “vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng” (phần nửa dưới chữ bên trái) để phân biệt cho dễ.

2. Nguyên tắc cần biết khi chơi chắn

Số lượng người chơi chuẩn là 4 người – nếu thiếu có thể chơi 2 hoặc 3

Để bắt đầu, 1 hoặc 2 người cần chia bộ bài thành 5 phần, bớt lại 5 quân để bắt bài. Theo thông lệ thì – kính lão đăc thọ nên người lớn tuổi nhất hoặc chủ bàn sẽ bắt cái đầu tiên bằng cách gộp 5 quân lẻ vào 1 phần bất kỳ dể làm nọc.

Tiếp đó rút 1 quan từ nọc và lật vào 1 phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại, cái sẽ tính theo vòng từ trái sang phải và theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 bắt đầu từ người cho cái.

Người có cái tiếp tục lấy phần bài vừa bốc sau đó theo thứ tự cổng game sẽ lấy bài theo vòng như khi bắt cái. Kể từ ván bài thứ 2 thì người ù bài ván trước được bắt cái và nhà 2 bên cánh sẽ chia bài.

Đặc biệt sau ván bài hòa thì người bắt cái sẽ là người tay dưới của nhà bắt cái ván trước.

Người có bài ù và không phạm luật chính là người thắng cuộc, sau khi ù người chơi cần phải xướng các nước có trên bài và tính điểm. Điểm sẽ được tính trên cở sở những cước người chơi xướng chứ không theo cước trên bài.

Trường hợp xướng ù mà không đủ cước thì người chơi sẽ chỉ ăn điểm theo những gì mình xướng. Nếu xướng thừa hoặc sai sẽ phải đền theo cước xướng.

Quy định ở mỗi nhà cần xếp bài thành những tổ hợp khác nhau như chắn, cạ, ba đầu..trong đó

  • Chắn : là tổ hợp gồm 2 quân bài giống nhau cả về chất và hàng
  • Cạ : chính là tổ hợp của 2 quân bài giống nhau về hàng nhưng khác nhau về chất
  • Ba đầu : Chính là quân bài cùng hàng với nhau nhưng lại khác chất
  • Quân lẻ (què): từ để chỉ quân bài thừa ra của chắn hoặc là không ghép được với bất cứ quân nào cho thành cạ.

Các cạ trong đắnh chắn
Các cạ trong đắnh chắn

Nhiệm vụ của người chơi là sử dụng kỹ thuật dể chơi game, ăn bì, bốc nọc, chíu…. sao cho tròn bài chỉ còn 1 quân lẻ (hoặc ba đầu) để chờ ù.

Có 2 hình thức chờ ù đó là chờ bạch thủ (khi tròn bài có đúng 5 chắn,4 cạ và 1 quân bài lẻ) và chờ ù rộng (chờ 3 đầu hoặc bài đã có đủ 6 chắn và 1 quân lẻ).

Đối với chờ ù rộng chỉ cần bốc quân bài lên có cùng hàng với quân lẻ nhưng đối với chờ bạch thủ thì phải là quân có cùng hàng, cùng chất (chính chữ) với quân chờ ù.

Mỗi nhà sẽ cầm 19 quân bài khi chơi, riêng cổng game có 20 cây và sẽ đánh 1 quân đầu tiên, những nhà tiếp theo sẽ ăn hoặc là bốc bài tùy theo bài mình có tuy  nhiên cần phải duy trì bài đủ 19 quân cho tới lúc ù.

Bài ù là trường hợp khi bốc 1 quân nọc thành 10 tổ hợp chắn cạ trong đó sẽ có 6 chắn trở lên thì được gọi là ù.

*Chú ý: Trong đánh chắn khác với đánh game người chơi chỉ được ù quân bốc ra từ nọc không được ù cây “cửa trên” đánh ra trừ trường hợp “chíu ù” (Các khái niệm về cửa trên và chíu ù sẽ được mô tả bên dưới).

Mỗi người chơi sẽ có 2 cửa để ăn bài gồm của chì (bên tay phải) và cửa trên (bên tay trái).

Trường hợp chíu thì có thể ăn hoặc là ù ở bất cứ cửa nào.

Một số thuật ngữ cơ bản:

  • Cửa chì : Chính là cửa của mình được ưu tiên ăn và cũng là nơi để đánh ra, mang tính chủ động, của chì là cửa ưu tiên ù và được tính thứ tự từ trái qua phải.
  • Cửa trên: Chính là cửa chì của nhà trên cánh, chỉ ăn khi nhà trên nhượng hoặc đánh ra, mang tính bị động
  • Bài nọc : Là 23 quân sử dụng để bốc lên cử khi không ăn được cửa trên, quân trên cùng của nọc sẽ không được tính.
  • Chíu : Trường hợp ưu tiên khi lên bài đã có 3 quân giống nhau cả về hàng và chất, trường hợp mà có quân thứ 4 thì cho dù là gốc nọc hay bạn chơi đánh ra thì vẫn có thể chíu hoặc ăn chíu ù. Trường hợp khi ăn chíu cần phải trả cửa về vị trí đã ăn và phải hạ 4 quân xuống mặt. Trường hợp chíu quân nhà trên cánh đánh ra thì vẫn đánh vào cửa chì của mình bình thường.
  • Chíu ù: Giống chíu nhưng quần chíu cũng chính là quân ù
  • Ăn bòn: Là ở trên bài đã có sẵn 1 chắn hạ xuống ăn sẽ thành 2 chắn giống nhau
  • Ù bòn : Tương tụ ăn bòn nhưng quân ăn bòn chính là quân để ù
  • Thiên khai : Là trường hợp mà ở trên bài đã có sẵn 4 quân giống nhau cả về hàng và chất

3. Những lỗi phạt áp dụng trong đánh chắn

3.1. Lỗi treo tranh:  Phạm lỗi này khi ù sẽ không được tính điểm

  • Là khi mà chíu nhưng không trả cửa đúng vị trí. (thông thường được nhắc nhở ngay nên lỗi này ít khi mắc phải )
  • Trường hợp tiếp theo là chíu xong đánh hết 1 vòng không hạ đủ cả 4 quân xuống mặt.

3.2. Lỗi trái vỉ : Khi ù không được tính điểm

  • Đây là trường hợp mà khi ăn 1 cạ xét về nguyên tắc cần phải đặt quân ở trên tay ở trên quân bài ăn. Ngược lại đặt quân bài ăn ở trên quân bài hạ xuống khi đó sẽ phạm lỗi t
  • Thường các cụ có câu treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền chính là các lỗi trên đây. Khi bị bắt lỗi người chơi vẫn tiếp tục được đánh hết ván bài, vẫn được ù.

3.3. Những lỗi bắt báo phải đền làng

1. Lỗi bỏ ăn chắn: Trường hợp mà trước ăn được một quân nào đó để thành chắn mà không ăn, sau đó lại ăn quân đó thành chắn, cạ hoặc đánh chính quân đó đi.

2. Lỗi ăn chọn cạ: là trường hợp bỏ không ăn cạ một quân nào đó rồi lại ăn cạ quân đó hoặc quân cùng hàng với nó.

3. Lỗi đánh cả chắn: nghĩa là đánh bỏ cả 1 chắn đi.

4. Lỗi xé chắn : chính là trường hợp đánh bỏ 1 quân rồi sau lại ăn chắn đúng quân đó hoặc sau lại dùng quân đó ăn cạ.

5. Lỗi tách chắn ăn cạ : là trường hợp tách 1 chắn xuống ăn cạ rồi sau lại ăn hay ù hoặc đánh đi với quân còn lại.

6. Lỗi ăn chắn xé chắn : chính là trường hợp ăn 1 chắn nào đó rồi lại xé chắn đó đánh đi.

7. Lỗi ăn cạ đánh cạ: là trường hợp mà người chơi đánh bỏ cả 1 cạ đi sau đó lại ăn cạ khác và ngược lại.

8. Lỗi xé cạ ăn cạ : chính là trường hợp xé 1 cạ ra đánh rồi sau lại ăn cạ với quân còn lại.

9. Lỗi tách cạ ăn cạ: là trường hợp người tách 1 cạ xuống ăn 1 cạ khác rồi sau lại ăn hay ù hoặc đánh đi với quân còn lại.

Ví dụ: có 1 cạ nhị sách,nhị vạn. Bốc lên nhị văn, hạ nhị sách xuống ăn. Sau đó bốc tiếp lên nhị văn hoặc nhị vạn lại hạ nốt nhị vạn xuống ăn hay ù hoặc là đánh nhị vạn đi.

Các lỗi trên khi bị bắt báo người chơi sẽ tạm dừng chơi đến hết ván và đền làng theo cước người ù ván đó. Nếu ván bài hòa thì cũng không mất gì. (Những lỗi này thường do nhâm lẫn, sơ ý).

10. Lỗi ăn cạ đổi chờ : là lỗi mà người chơi khi bài đã chờ ù thì không được phép ăn cạ để đổi chờ (lỗi này áp dụng theo quy định của từng địa phương).

11. Lỗi ù láo hay ù phá bài : là trường hợp khi mà hạ bài xuống ù mà không đủ yếu tố cân thiết để ù (thiếu chắn,bài vẫn què, ù không đúng quân chờ…)

12. Lỗi ù chi rộng: Là trường hợp mà khi chờ ù chi khi trên bài đã đủ 6 chắn trở lên. Trường hợp lên bài chờ chi rộng luôn nếu chi lên ngay vẫn được ù nhưng nếu có thể đổi chờ được mà không đổi chờ, khi ù sẽ bị báo.

13. Lỗi bỏ ù: Đó là trường hợp khi mà bài lên cây ù mà quên không ù khi đã bốc nọc cây tiếp theo thì sẽ không được ù nữa. Nếu vẫn cố tình ù thì sẽ bị báo.

Chú ý: Các lỗi ( 10, 11, 12,13) khi bị báo sẽ đền = tám đỏ 2 lèo (đây là những lỗi cố ý vi phạm).

14. Lỗi xướng sai : Đó là trường hợp khi mà xướng thừa hoặc không đúng với những cước có trên bài. Lỗi này đền làng tương ứng với cước đã xướng.

Trường hợp khi chơi 1 nhà mà bị bắt báo sau đó người ù lại xướng sai thì trong trường hợp này sẽ phải đền cho 2 nhà chơi còn lại. Người bị báo đền theo bài ù còn người xướng sai đền theo cước xướng.

Trong luật chơi chắn còn các quy định về cước sắccách tính điểm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết tiếp theo.

Copyright © 2021 by xoso365.org. All rights reserved | Google+
Chuyên trang Phân tích, soi cầu, thống kê và Tường thuật trực tiếp kết quả xổ số Ba Miền nhanh nhất, chính xác nhất.

CHUYÊN TRANG PHÂN TÍCH, SOI CẦU, THỐNG KÊ VÀ TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP KẾT QUẢ XỔ SỐ BA MIỀN

XOSO365 – Trực tiếp kết quả xổ số 365 chuẩn xác.

Liên kết: Trực tiếp XSMB

to top